Không phải “designer” nào cũng giống nhau
Trước hết, có thể tạm định nghĩa “thiết kế đồ họa” là sử dụng máy tính để thực hiện những sản phẩm liên quan đến đồ họa, hình ảnh, mỹ thuật (và cả phim ảnh nữa). Hiện nay, ngành thiết kế đồ họa – thiet ke do hoa có ứng dụng rất rộng rãi, cũng chính vì thế nên có nhiều loại phần mềm, công cụ khác nhau để thực hiện những loại việc khác nhau (dù hay bị “người ngoài” gom chung là thiết kế). Chính sự phong phú này dẫn đến việc xuất hiện nhiều “dân đì-sai” có những kỹ năng chuyên sâu khác nhau.
Chẳng hạn hiện nay chúng ta có những phần mềm đồ họa thông dụng như CorelDRAW, Photoshop, Illustrator,… Các phần mềm này có thể thuộc dạng đồ họa vec-tơ (tức dùng công thức toán để lưu trữ hình ảnh, giúp hình không bị biến dạng khi thay đổi kích thước) như CorelDRAW, Illustrator; hoặc dạng đồ họa điểm ảnh (bitmap) như Photoshop. Tùy theo tính năng từng phần mềm để nhà thiết kế chọn dùng cho từng trường hợp, ví dụ vẽ các họa tiết dùng hay chỉnh sửa, làm đẹp hình ảnh. Tất nhiên, hầu hết designer đều biết sử dụng nhiều phần mềm, nhưng do công việc chuyên môn hóa cao, nên hiện nay thường có xu hướng tập trung kỹ năng theo thao tác hằng ngày. Đó là chưa nói tới các phần mềm đồ họa multimedia (đa phương tiện), đồ họa kỹ xảo 3D,…
Vì vậy, “dân đì-sai” có thể là người chuyên phục hồi ảnh cũ, người thiết kế quảng cáo, người tạo mẫu bìa báo, người thiết kế logo, người (tham gia) làm kỹ xảo điện ảnh, thiết kế hình ảnh cho Web,… Những công việc này có thể khác nhau rất nhiều, dẫn đến yêu cầu, thu nhập cũng không tương đồng. Không chỉ như vậy, có nhiều vị trí đòi hỏi những kỹ năng bổ sung để có thể tác nghiệp được (vẽ tay, phần mềm multimedia, sáng tạo trong thiết kế,.,.).
Vậy ta phải học như thế nào?
Nghề “design” thuộc vào nhóm nghề kỹ năng, điều đó có nghĩa là để trở thành chuyên viên giỏi, bạn cần có tay nghề thành thạo. Như vậy, ngoài việc đi học, bạn cần có thời gian để luyện tập hoặc làm việc để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao “tay nghề”.
Khi chọn khóa học, bạn cũng nên tham khảo kỹ nội dung giảng dạy, để chọn lựa phù hợp với định hướng công việc muốn làm trong tương lai. Một số nơi giảng dạy trên máy Macintosh (là loại máy mạnh về đồ họa, được giới designer ưa chuộng) cũng là yếu tố lợi thế để học viên quen dùng. Tuy nhiên, học sử dụng phần mềm trên máy PC hay Mac đều đáp ứng được. Một yếu tố “đầu vào” quan trọng là bạn phải yêu thích (hoặc có khiếu càng tốt) về mỹ thuật, về đồ họa.
Nếu bạn thật sự đã xác định hướng đi về ngành này, có thể mạnh dạn theo hẳn một khóa dài hạn 1-2 năm. Còn nếu đang lưỡng lự chưa biết mình có phù hợp hay không, hãy đăng ký một khóa “nhập môn” để tìm hiểu. Có thể nói nghề “designer” có rất nhiều tiềm năng trong thời gian sắp tới. Nếu say mê, bạn đừng để chậm chân trong con đường nghề nghiệp thú vị này. Hãy cùng chúng tôi khám phá