Mặc dù vậy, thông báo giá của các địa phương để lấy làm căn cứ bù giá hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập, thường rất chậm và giá thấp hơn khá nhiều giá thị trường. Còn những dự án bù theo công thức thì chỉ số giá thực sự thấp và khiến nhà thầu lỗ nhiều hơn.
Theo báo cáo của liên danh nhà thầu gói thầu PK1C thuộc Dự án đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên, các nhà thầu đã tính toán trượt giá theo hợp đồng gốc, lấy các chỉ số theo Tổng cục Thống kê thì giá trị tăng bình quân cho các hạng mục được tính trượt giá chỉ khoảng trên dưới 15%.
Tuy nhiên, các chi phí thi công thực tế của nhà thầu đã vượt từ 1,5 đến 2,5 lần. Trong đó như thép tăng 165%, vật liệu đắp từ 150% đến 200%, cát thoát nước tăng 200%,…
Do vậy, phần trượt giá theo hợp đồng không phản ánh đúng so với biến động của thị trường. Trong đó, chi phí tăng do chậm bàn giao mặt bằng nhưng nhà thầu – nha thau vẫn phải chịu do giá tăng so với thời điểm khởi công là một bất cập lớn.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều hạng mục khác nhà thầu không được tính trượt giá theo hợp đồng, nhưng các chi phí đó đến nay đều tăng rất cao do lạm phát khiến nhà thầu không đảm bảo được chi phí tối thiểu khi thi công.
Thời gian qua, tại rất nhiều dự án, các nhà thầu đều có văn bản kiến nghị chủ đầu tư và các cơ quan quản lý có sự hỗ trợ và tính bù giá hợp lý hơn và phù hợp với tình hình tăng giá và lạm phát hiện nay.
Trong đó, có nhà thầu đề xuất giải pháp tách chỉ số của một số loại nguyên vật liệu chính có giá tăng quá cao để bù riêng chứ không căn cứ theo hợp đồng. Điều này là rất quan trọng để các nhà thầu bớt lỗ và tập trung đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành đúng tiến độ các dự án.