Ha Long Bay – Du lịch Hạ Long – Tour du lịch Hạ Long Bay

Thành Lập Công Ty – Dịch vụ thành lập công ty – Giới thiệu website mới

Việc lựa chọn loại hình công ty trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của công ty. Các loại hình công ty khác nhau có những đặc trưng với những ưu điểm và nhược điểm riêng của từng loại hình công ty. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình công ty là:
 

* Uy tín của công ty.

 
* Khả năng huy động vốn.
 
* Rủi ro đầu tư.
 
* Tính phức tạp của thủ tục và các chi phí Thành lập công ty.
 
* Tổ chức quản lý công ty.
 

1. Công ty tư nhân (Doanh nghiệp tư nhân)

 

Công ty tư nhân là tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh theo quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh, do một cá nhân làm chủ, có tài sản, có trụ sở giao dịch, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty. Chủ công ty tư nhân là đại diện theo Pháp luật, công ty tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. công ty tư nhân không có tư cách pháp nhân.Những ưu điểm và nhược điểm của công ty tư nhân.

 

* Ưu điểm:

 
* Do là chủ sở hữu duy nhất của công ty nên công ty tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
 
* Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ công ty tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho công ty ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình công ty khác.
 

* Nhược điểm:

 
* Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ công ty tư nhân cao.
 
* Chủ công ty tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty và của chủ công ty chứ không giới hạn số vốn mà chủ công ty đã đầu tư vào công ty.
 

2. Công ty hợp danh.

 

Công ty hợp danh là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp danhcó thể có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh

 
* Ưu điểm:
 
* công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
 
* Việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
 

* Nhược điểm:

 

* Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

 
* Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật công ty năm 2005 nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến.
 

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

 

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

 

Tùy thuộc vào ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc. công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.

 

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.

 

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là công ty trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi người. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Những ưu và nhược điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

 

* Ưu điểm

 
* Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
* Số lượng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
 
* Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
 
 

* Nhược điểm:

 
* Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng.
 
* Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là công ty tư nhân hay công ty hợp danh.
 
* Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.
 

5. Công ty cổ phần.

 

Công ty cổ phần là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Những ưu và nhược điểm của Công ty cổ phần.

 

* Ưu điểm:

 
* Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.
 
* Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩch vực, ngành nghề.
 
* Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
* Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.
 
* Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
 

* Nhược điểm:
 
* Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
 
* Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
 

6. Hợp tác xã.

 

Hợp tác xã là một loại hình công ty đặc biệt, có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của mình theo quy định của pháp luật. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân là những xã viên có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng nhau thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Những ưu điểm và nhược điểm của hợp tác xã.

 

* Ưu điểm:

 
* Có thể thu hút được đông đảo người lao động tham gia.
 
* Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động củahợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn.
 
* Các xã viên tham gia hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trước các hoạt động của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã.
 

* Nhược điểm:

 
* Không khuyến khích được người nhiều vốn.
 
* Nhiều kinh nghiệm quản lý, kinh doanh tham gia hợp tác xã do nguyên tắc chia lợi nhuận kết hợp lợi ích của xã viên với sự phát triển của hợp tác xã.
 
* Việc quản lý hợp tác xã phức tạp do số lượng xã viên đông.
 
* Sở hữu những nguồn vốn của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của hợp tác xã.
 
Theo khoinghiep.info

Cẩm nang làm mẹ

Website liên kết

Danh bạ website

Bài viết mới

Top 7 tiểu thuyết lãng mạn phương tây 18 đáng đọc nhất

Top 7 tiểu thuyết lãng mạn phương tây 18 đáng đọc nhất

Tiểu thuyết lãng mạn phương Tây không chỉ là một thể loại truyện, mà còn là một hành trình khám […]

Top 7 truyện xuyên không h+ đáng đọc nhất

truyện xuyên không h+

TruyenFull là nơi mang đến cho các fan hâm mộ truyện xuyên không h+ những tác phẩm đặc sắc để […]

Top 8 đam mỹ cổ trang đỉnh nhất nên đọc

đam mỹ cổ trang

Bạn đã sẵn sàng để bước vào thế giới huyền ảo của thể loại đam mỹ cổ trang chưa? Đây […]

Top 6 truyện ngoại tình ly kỳ và hấp dẫn

truyện ngoại tình hấp dẫn

Bạn yêu thích những câu chuyện ly kỳ, có sức hấp dẫn về chủ đề ngoại tình. Vậy hãy tham […]

TOP 10+ Truyện Quan Trường hay HOT siêu hấp dẫn năm 2024

Hỉ

Truyện quan trường ngày càng được đón nhận trong thời gian gần đây, gây ấn tượng mạnh mẽ với nhiều […]

Copyright © 2001 - 2016 Hạ Long - Du lịch Hạ Long - Ha Long bay - Vịnh Hạ Long - Danh bạ website du lịch và website doanh nghiệp
Phát triển bởi Thiet Ke Website Đẹp