Tìm kiếm thông tin bằng từ khóa "mua điện thoại hàng công ty cũ" trên một số trang rao vặt trên mạng như rongbay, raovat, muare, phóng viên VTC News dễ dàng có trong tay nhiều tin rao vặt “có mùi”. Nhiều dòng điện thoại không quá mới nhưng hạn bảo hành còn dài tới giữa hoặc cuối năm 2011 và mức giá vô cùng hấp dẫn.
Hai trong số 3 thẻ bảo hành mà chúng tôi xem trông khá cũ dù hạn còn dài. Nếu nhìn nghiêng có thể thấy thẻ xây xước khá nhiều. Tuy nhiên, khi bấm *#06# thì máy hiện ra số imei trùng với thẻ. Với chiêu thức này, không ít người hoàn toàn tin tưởng vào giá trị chiếc thẻ bảo hành dù máy có thể hơi cũ, thậm chí có dấu hiệu hỏng.
cửa hàng kinh doanh đều bán cho khách những sản phẩm dỏm. Với điện thoại
cũ, người tiêu dùng phải chấp nhận chất lượng là “hên xui”. Bởi vì có
thể bạn sẽ tìm được một sản phẩm tốt với giá rẻ hơn nhiều so với hàng
mới hoặc mất tiền để mua một sản phẩm kém chất lượng và mất thời gian đi
lại sửa chữa. Vì vậy, để tránh thiệt hại, người tiêu dùng phải luôn rất
sáng suốt và tỉnh táo trước những lời quảng cáo từ người bán hàng.
cũ thì nên tham khảo ở những người đã từng dùng trước đó. Thậm chí bạn
có thể nhờ họ cùng đi mua với mình. Ngoài ra, các diễn đàn về điện thoại
di động với ý kiến của các “chuyên gia” là nguồn tư vấn tốt. Mặt khác,
để lôi kéo khách hàng, một số nơi còn ký tên và đưa phiếu bảo hành để
làm đảm bảo. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng là đi thuê mặt bằng, vì vậy nếu
điện thoại có trục trặc gì thì giấy bảo hành cũng trở nên vô dụng. Khi
mua, một vài chi tiết bạn nên để ý và phải luôn đặt câu hỏi nghi ngờ nếu
thấy các dấu hiệu như: giao diện màn hình không giống với nguyên bản,
ốc vít không cùng bộ hoặc bị trầy khe do mở máy quá nhiều… Nếu bạn cẩn
thận và chịu khó “lùng sục” thì chắc chắn sẽ mua được sản phẩm tốt và
rẻ.