Ha Long Bay – Du lịch Hạ Long – Tour du lịch Hạ Long Bay

Làng nghề Bắc Ninh – Giới thiệu website mới

Nghề làm vàng mã đã qua thời cực thịnh nhưng vẫn lấn lướt nghề làm tranh dân gian ở Đông Hồ. Đơn giản có lẽ vì dễ kiếm tiền hơn. Đi trong đường làng liên tục phải né những chiếc xe máy cồng kềnh chở hàng vàng mã đi bán. Khắp làng đâu đâu cũng thấy những khoảng sân rực rỡ đủ màu lấp lánh. Không hiểu nếu có trực thăng nhìn từ trên cao sẽ còn thấy đẹp đến thế nào. Nếu không có quá nhiều kẻ lợi dụng việc đốt vàng mã một cách thái quá thì rõ ràng đây là một làng nghề đẹp, ít ra là về màu sắc. Người lớn hay trẻ con đều có thể tham gia vào bôi, dán và quết. Được nói đến nhiều nhất có lẽ là nghề làm tranh in khuôn gỗ. Mặc dù còn có lẻ tẻ vài nhà nhưng tranh được mang ra các thành phố lớn, bán cho khách nước ngoài là chủ yếu. Treo một bộ tranh Đông Hồ trong nhà chắc chắn sẽ làm cho tinh thần con người ta thư thái. Đó là vì nét tranh đơn giản, mộc mạc, ý nghĩa dễ hiểu. Lang thang trong làng ngó nghiêng các nhà làm tranh, làm mã có lẽ cũng làm bật ra được vài tứ văn. Làng nghề Bắc Ninhlang nghe bac ninh là nét truyền thống của dân tộc Việt, của quê hương Kinh Bắc.
google photos - Làng nghề Bắc Ninh - Giới thiệu website mới 
 
Ở chùa Phù Lãng, người ta tìm thấy hàng ngàn mảnh gốm cổ có tuổi đời đến 10 thế kỷ. Đó là dấu ấn lịch sử của nghề gốm nơi đây. Đến nay tính sơ sơ đã có đến 300 nhà làm nghề này trong làng. Bật lên bằng những sáng tạo mới về kiểu dáng, gốm Phù Lãng giờ đã thành một thương hiệu mạnh. Những bình, lọ, tranh gốm với lớp men màu da lươn tiêu biểu giờ được xuất khẩu sang tận trời Tây. Những đoàn xe về làng ăn hàng mang đi đang ngày càng nhiều. Cuộc sống của người dân nơi đây đang ngày càng sung túc. Thời của gốm Phù Lãng đang dần khởi sắc.

Sánh ngang với gốm Phù Lãng và Bát Tràng có làng gốm Thổ Hà. Tuy đã nằm vào địa phận Bắc Giang nhưng xưa cũng thuộc vùng Kinh Bắc. Đây là một trong ba trung tâm gốm cổ của người Việt. Gốm Thổ Hà không chỉ đẹp, nói ví von như người xưa là “đựng đồ lỏng không thấm, đựng đồ rắn không mốc”. Nhiều nhà nơi đây còn làm thêm nghề nấu rượu hay làm bánh đa. Đình làng cổ kính nằm bên sông Đuống giờ thành chỗ cho người ta phơi bánh đa. Hội làng vào ngày 20-22 tháng giêng âm lịch. Dân làng rất mến khách.

Dân làng Xuân Lai rất tự hào với màu tre đen trên các sản phẩm của mình. Họ gọi đó là tre hun. Sau khi được ngâm dưới ao vài tháng, tre được hun trên những lò đất, trên phủ kín bằng rơm trộn đất sét. Lò này không có lửa, chỉ có khói. Tre được hun trong lò như thế 4 ngày đêm sẽ trở nên nhẹ, bền và kị mối mọt. Nếu có dịp đi qua huyện Gia Bình, mời bạn ghé qua thăm Xuân Lai để tận tay sờ vào những đồ đạc làm từ tre hun đầy sáng tạo.

Bước vào làng sắt Đa Hội, bạn có cảm giác như mình đang đứng giữa một lò rèn khổng lồ. Chuyện kể là vỏ máy bay, xích xe tăng chui vào đây đều thành tấm, thành món hết. Làng nghề này đã có đến 400 năm lịch sử. Không hiểu trong số nhưng người tôi đã gặp trên đường có ai là tỷ phú không. Nghe nói nơi đây ra đường gặp tỷ phú vì nhiều người phát lên nhờ nghề làm sắt. Con đường làng lầy lội. Lẽ tất nhiên, hãy coi như đây là một mặt trái của việc làm giàu bằng một nghề nặng nhọc.

“Hồi Quan đất cửi đất canh”, nghề quý giá vẫn còn được dân làng lưu giữ đến ngày nay. Cả làng còn khoảng hơn chục nhà làm nghề dệt bằng khung cửi gỗ. Ngoài ra có 3 nhà lập xưởng lớn, dệt bằng máy công nghiệp cho nhanh. Ngay từ cổng làng người ta đã thấy có vẻ gần gũi của một làng tiêu biểu miền Bắc. Đường làng lát gạch đã mòn nhưng sạch đẹp, đình làng cổ kính còn khá nguyên vẹn. Thầm cảm ơn những người tần tảo sớm hôm lưu giữ một nghề quý báu cho văn hóa vùng Kinh Bắc.

Quá chân tìm đến rượu làng Vân nổi tiếng khắp nước. Làng nằm cạnh sông Cầu, nay thuộc tỉnh Bắc Giang. Đường làng cũng có vẻ cũ kỹ. Cả làng vẫn nấu rượu nhưng đa phần là rượu sắn. Chỉ vài nhà nấu rượu nếp, trong đó nổi tiếng nhất là nhà Bình Tường, được nhiều người khắp nơi đặt hàng. Muốn chụp ảnh thì có lẽ hơi khó. Người ta chỉ cho bạn chụp cảnh đóng chai chứ không thể để bạn ghi hình lúc nấu rượu. Có lẽ là muốn giấu bí quyết nhà nghề chăng?

Làng Bưởi, hay còn gọi là Đại Bái là làng nổi tiếng với nghề đúc đồng. Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương đồng, lọ hoa thậm chí cả câu đối cũng được đúc bằng đồng. Đến cuối thế kỷ thứ 10, đầu thế kỷ 11, nghề được ông Nguyễn Công Truyền tổ chức theo quy mô lớn, chuyên môn hoá và được dân làng tiếp nối cho đến ngày nay. Nếu bạn có mặt ở đây vào những tối cuối năm, không khí gấp rút đỏ lửa của hơn 700 hộ làm nghề này sẽ khiến ai cũng thấy trong mình như rừng rực theo nhịp sống của dân làng. Hàng đồ đồng mỹ nghệ tinh xảo của Đại Bái giờ đã nổi tiếng khắp nơi. Đừng quên ghé nhà ông Nguyễn Xuân Thanh, người đang sở hữu chiếc chiêng đường kính 1,7 mét, nặng 134 kg, hiện giữ kỷ lục lớn nhất Việt Nam.

Bên cạnh là một website giới thiệu làng nghề chúng tôi còn mang đến cho quý khách một kho danh bạ doanh nghiệp với nhiều nghành nghề khác nhau 

 

Cẩm nang làm mẹ

Website liên kết

Danh bạ website

Bài viết mới

Top 7 tiểu thuyết lãng mạn phương tây 18 đáng đọc nhất

Top 7 tiểu thuyết lãng mạn phương tây 18 đáng đọc nhất

Tiểu thuyết lãng mạn phương Tây không chỉ là một thể loại truyện, mà còn là một hành trình khám […]

Top 7 truyện xuyên không h+ đáng đọc nhất

truyện xuyên không h+

TruyenFull là nơi mang đến cho các fan hâm mộ truyện xuyên không h+ những tác phẩm đặc sắc để […]

Top 8 đam mỹ cổ trang đỉnh nhất nên đọc

đam mỹ cổ trang

Bạn đã sẵn sàng để bước vào thế giới huyền ảo của thể loại đam mỹ cổ trang chưa? Đây […]

Top 6 truyện ngoại tình ly kỳ và hấp dẫn

truyện ngoại tình hấp dẫn

Bạn yêu thích những câu chuyện ly kỳ, có sức hấp dẫn về chủ đề ngoại tình. Vậy hãy tham […]

TOP 10+ Truyện Quan Trường hay HOT siêu hấp dẫn năm 2024

Hỉ

Truyện quan trường ngày càng được đón nhận trong thời gian gần đây, gây ấn tượng mạnh mẽ với nhiều […]

Copyright © 2001 - 2016 Hạ Long - Du lịch Hạ Long - Ha Long bay - Vịnh Hạ Long - Danh bạ website du lịch và website doanh nghiệp
Phát triển bởi Thiet Ke Website Đẹp