Dấu hiệu cận thị không khó xác định, nếu bố mẹ chịu khó thường xuyên quan sát các hoạt động của con. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở mắt trẻ, cần đưa bé đi khám và điều trị đúng cách. Để có thêm cơ sở xem xét trẻ có cận thị hay không, bố mẹ hãy tham khảo 5 dấu hiệu trẻ bị cận được liệt kê dưới đây nhé.
1. Cận thị là gì?
Để biết đâu là dấu hiệu cận thị, trước hết cần tìm hiểu rõ ràng khái niệm loại tật khúc xạ mắt này. Cận thị là tình trạng khiến một người chỉ có thể quan sát mọi sự vật, hiện tượng ở 1 cự ly gần. Với mắt bị cận, hình ảnh sẽ hội tụ ở trước võng mạc, chứ không phải ngay tại võng mạc như mắt bình thường.
Cận thị xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn, nhưng đối tượng mắc phải nhiều nhất là những trẻ trong độ tuổi đi học. Dù không tác động nặng đến sức khỏe, nhưng cuộc sống và sinh hoạt của trẻ cận thị bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, bố mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu cận thị ở trẻ, để kịp thời phát hiện và tìm cách điều trị nếu nghi ngờ con mình mắc phải.
2. Các dấu hiệu cận thị phổ biến ở trẻ
2.1. Trẻ không thể nhìn thấy các vật ở cự ly xa
Mắt một người bình thường có thể nhìn xa trung bình khoảng 3m. Đối với trẻ có dấu hiệu cận thị, khả năng nhìn xa suy giảm mạnh. Có bé chỉ nhìn xa được khoảng 0.5 – 1m.
2.2. Tầm nhìn mọi vật ở khoảng cách gần
Tình trạng trẻ có thói quen ngồi xem tivi ở cự li gần, sử dụng điện thoại, máy tính, chơi game, và cúi mặt quá gần, là một trong những dấu hiệu cận thị hàng đầu mà bố mẹ cần lưu tâm. Mắt trẻ tiếp xúc thường xuyên với tia bức xạ từ các sản phẩm công nghệ, khiến khả năng nhìn gần bị giảm sút. Chính điều này làm cho các con luôn phải tiến sát gần tivi, bài vở mới thấy rõ được hình ảnh, nét chữ. Ngoài ra, khi xem tivi hoặc tập trung nhìn gì đó, nếu mắt bé có dấu hiệu hơi lé nhẹ, thì cũng cần phải đưa bé đi kiểm tra.
2.3. Trẻ nhạy cảm trước các tác động của ánh sáng
Trẻ em độ tuổi nhỏ rất dễ bị sốc nhiệt độ. Nhất là khi đi ngoài trời nắng về, mắt bé có dấu hiệu nháy và điều tiết liên tục thì bố mẹ nên lưu ý. Đặc biệt, dưới ánh sáng đèn Led, đèn điện, thường làm bé chảy nước mắt. Ngay cả các hoạt động ngoài trời có ánh nắng cũng khiến khả năng nhìn gần của các con trở nên hạn chế. Đây chính là những dấu hiệu cận thị bố mẹ cần đưa vào vòng nghi ngờ. Để từ đó, kịp thời đưa con đi khám, điều trị sớm, tránh cận nặng hơn.
2.4. Triệu chứng đau đầu, chóng mặt
Khi bị cận, bé không thể nhìn rõ được vật ở xa, phải thường xuyên vận động căng mắt để nhìn rõ hơn. Ngồi nhìn lên bảng trong lớp hay lúc tập trung viết bài, bắt buộc trẻ phải chú tâm quan sát. Tình trạng này kéo dài, dẫn đến trẻ đau đầu, chóng mặt, có thể nặng hơn là buồn nôn. Bố mẹ hãy đặc biệt lưu ý những dấu hiệu cận thị này để sớm có phương án xử lý phù hợp.
2.5. Thói quen thường xuyên dụi mắt, nghiêng đầu để quan sát
Bé thường lấy tay dụi vào mắt khi đang tập trung vào nhìn một vật nào đó, hoặc đang vui chơi bình thường, thì đây cũng có thể là một trong các dấu hiệu cận thị đặc trưng. Hơn nữa, nếu bé không thể nhìn thẳng quan sát, mà phải nghiêng đầu hoặc liếc nhìn, thì bố mẹ nên đưa con đi khám mắt liền.
3. Phụ huynh nên làm gì trước những dấu hiệu cận thị ảnh hưởng đến thị lực của bé?
- Khi nghi ngờ bé bị cận, nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế uy tín chuyên về mắt để kiểm tra chính xác.
- Thay đổi ngay những thói quen quan sát, sinh hoạt của con, xem bé có cải thiện được các triệu chứng cận nói trên hay không.
- Chọn loại bàn thông minh chống gù chống cận joykids để rèn tư thế ngồi học cho con hợp lý.
- Tăng cường bổ sung thêm các chất vitamin A, B, chất xơ,…để mắt bé giảm bớt điều tiết, không bị áp lực nặng.
Dấu hiệu cận thị một khi đã mắc phải – ít nhiều cũng làm giảm hiệu suất học tập và sinh hoạt của trẻ em. Đối với trẻ chưa cận thị, nên dựa vào những yếu tố chúng tôi vừa chia sẻ để đưa ra phương án phòng ngừa thích hợp cho con. Hãy làm tất cả có thể để bảo vệ đôi mắt sáng, khỏe cho con, bố mẹ nhé!
Bảo Tiên tổng hợp tổng hợp