Đổi lại, bạn phải chấp nhận độ phân giải ảnh tối đa chỉ 5 Megapixel trong khi nhiều model cùng tầm giá có số chấm lớn hơn. Mặt khác, ảnh thu được ở máy ảnh giá thấp này chỉ có độ nét trung bình và nhiễu ảnh khá đậm khi chụp nơi sáng yếu. Nút zoom nằm trên phím 4 hướng cũng hơi vụng về khi sử dụng.
Đôi khi không chỉ May anh chuyên nghiệp mới làm nên kỳ tích, những máy ảnh nghiệp dư nhỏ gọn cũng được đánh giá rất cao về khả năng tạo ảnh bên cạnh lợi thế kiểu dáng gọn gàng cơ động.
Những phó nháy mới vào nghề thương bắt đầu sự nghiệp từ những dòng không và bán chuyên chứ ít ai “bập” ngay vào tầng máy “pro” vì còn nhiều bỡ ngỡ. Một máy ảnh “compact” như Fuji S700, Panasonic LX2 là lựa chọn hợp lý vì họ có thể mang vác khắp nơi, dễ dùng, cho phép bỏ vừa mọi loại túi xách, áo khoác và đủ tính năng cho người ưa sáng tạo. Đó là lý do tại sao những sản phẩm dưới đây xứng đáng đáng trở thành máy ảnh thứ hai sáng giá cho tất cả mọi người, tức dùng xen kẽ với chiếc máy ảnh pro.
Gọn nhẹ và tiện dụng không phải là ưu thế duy nhất của chúng. Với cùng độ phân giải, chẳng hạn 10 Megapixel, các máy ảnh compact đời mới nhỏ gọn hơn thế hệ đàn anh, nhưng lại phong phú các tính năng và lựa chọn phơi sáng điều chỉnh. Trong đó, ba ví dụ được nhắc đến dưới đây tiêu biểu với khả năng chụp ảnh và thực thi ấn tượng trong khi tầm giá phải chăng.
Fujifilm FinePix S700
Nhiều người mê Fujifilm FinePix S700 bởi kiểu dáng hao hao giống máy ảnh số ống kính rời D-SLR. Mặt khác, máy ảnh 7 chấm này còn hơn hẳn các model thông thường khác ở ống kính có khả năng ổn định quang học, zoom quang 10x và khá nhiều chức năng chỉnh tay. Nó khởi động cũng tương đối nhanh, chụp cận cảnh đẹp ở khoảng cách chỉ 5 cm và cho màu sắc ảnh chính xác và sắc nét. Fuji S700 có một chế độ chụp khá hữu dụng cho phép chụp hai bức hình trong cùng một khoảnh khắc, một có flash và một không, sau đó cho bạn lựa chọn bức đẹp hơn để lưu lại.
Tuy nhiên, S700 không có kính ngắm quang học nên việc ngắm ảnh bị lệ thuộc hoàn toàn vào hệ thống ngắm điện tử. Ảnh tạo ra đôi khi bị nhiễu (nơi thiếu sáng) và thời gian ghi ảnh chậm khi chụp liên tiếp.
Lumix LX2
Panasonic duy trì một lựa chọn đáng tiền là model 10 chấm Lumix LX2 chia sẻ kinh nghiệm và ống kính từ hãng máy ảnh Đức danh tiếng, Leica. Máy ảnh này có khả năng chống nhòa hình, zoom quang 4x và nhiều chế độ phơi sáng bao gồm phơi sáng chỉnh tay và 18 chế độ chụp cài đặt sẵn.
Nhiều người còn tâm đắc các chế độ chụp khác biệt ở LX2 như chụp ảnh tỷ lệ 3:2 và ảnh rộng widescreen (16:9) thích hợp xem trên các TV “hình chữ nhật” độ nét cao (HDTV). Một tính năng thú vị khác của máy là chế độ góc cao để bạn có thể nâng máy lên quá đầu và ngắm chụp từ một góc hẹp.
Tuy vậy, chiếc Lumix này không phải không có hạn chế. Mặc dù thuộc dòng compact nhưng nó hơi lớn để bỏ vào túi áo khoác. Nó cũng thiếu chức năng ngắm ảnh quang học và bạn phải lật đèn flash thủ công bằng một trình tự truy cập menu khá mất thời gian.
Canon Powershot A460
Lựa chọn thứ ba lại là một máy ảnh chỉ gồm 5 chấm nhưng không kém phần hấp dẫn: Canon Powershot A460. Sản phẩm là cầu nối giữa nhóm máy ảnh tự động hoàn toàn và các máy pro bởi vừa có cả các chế độ phơi sáng nhiều lần và bù phơi sáng bên cạnh các lựa chọn chụp cảnh thông thường. Nó cũng có cả chế độ phơi sáng thủ công hoàn toàn. Qua thử nghiệm, A460 cho ảnh màu bão hòa và phơi sáng khá chính xác.
Trích: Tuổi Trẻ