Bắt đầu mùa mưa là khoảng thời gian dịch bệnh đau mắt đỏ xuất hiện và lây lan nhanh chóng tại các môi trường như gia đình, lớp học và công sở. Trong thời gian ủ bệnh từ 7-10 ngày, người đau mắt đỏ đã có thể lây bệnh cho người khác.
1/ Các triệu chứng cho thấy bạn bị đau mắt đỏ
– Cảm giác mắt cộm như có cát. Hay đau, chảy nước mắt và có khi sáng ngủ dậy mi mắt dính chặt lại do có nhiều gỉ.
– Kết mạc đỏ, sưng phù. Hơi đau và sưng nhẹ ở mi mắt. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày sẽ lây sang mắt còn lại.
– Ho, sốt nhẹ hay nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em) cũng là một triệu chứng kèm theo của bệnh.
2/ Cách phòng bệnh đau mắt đỏ
Nếu điều trị không đúng cách hoặc sau 7-10 ngày bệnh không khỏi sẽ rất dễ biến chứng thành viêm, loét giác mạc. Vì vậy việc phòng tránh bệnh đau mắt đỏ là vô cùng cần thiết. Và phải phòng tránh như thế nào cho hiệu quả?
Cách phòng bệnh đau mắt đỏ.
– Hạn chế tối đa việc tiếp xúc và sử dụng đồ dùng cá nhân với người bệnh trong thời gian đau mắt đỏ và sau khi khỏi bệnh ít nhất 1 tuần.
– Rửa tay bằng nước ấm thật kỹ và thực hiện thường xuyên. Không được lấy tay dụi mắt.
– Rửa mắt bằng nước muối sinh lý 3 lần mỗi ngày (sáng, trưa, tối).
– Sử dụng khăn sạch, riêng để rửa mặt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch. Khăn phải được giặt lại bằng xà phòng và phơi ngoài nắng.
– Dùng nước tẩy và nước ẩm để giặt ga gường, vỏ gối, khăn tắm.
Đau mắt đỏ thường lành tính, tuy nhiên bị bệnh sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động và học tập, nếu không điều trị đúng cách sẽ để lại biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này. Vì vậy mỗi người hãy trang bị những kiến thức chúng tôi gợi ý bên trên để bảo vệ cho sức khỏe của mình cũng như những người thân xung quanh.
(Theo Vietnamnet)