Khi thấy những triệu chứng như đau, nặng chân, bị chuột rút ban đêm hay chân nổi gân xanh thì có khả năng rằng bạn đã bị suy giãn tĩnh mạch rồi đấy. Bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể sẽ gây tàn phế hoặc nặng hơn là dẫn đến tử vong. Vì vậy các bạn phải vô cùng chú ý. Và sau đây là một số phương pháp giúp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.
1/ Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch bằng việc dùng thuốc
Ở châu Âu và Mỹ hiện nay, sản phẩm chứa Horse Chestnut và Rutin là được ưa chuộng nhất, phổ biến nhất để dùng điều trị cho bệnh suy giãn tĩnh mạch. Rutin có chứa chất chống oxy hóa, chống viêm giúp bảo vệ mạch và chống huyết khối. Ngoài ra, trong Rutin còn chứa flavonoid là chất giúp cho tĩnh mạch mạnh lên, làm giảm tính thấm mao mạch và giảm nguy cơ hình thành những mao mạch mới. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch.
2/ Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch bằng phẫu thuật, các thủ thuật
Những phương pháp này được thực hiện với cùng chung một mục đích đó là phá bỏ những tĩnh mạch bị giãn, để chúng không còn khả năng đưa máu về tim.
– Xơ hóa: là tạo vết sẹo làm tắc các tĩnh mạch để máu không thể vào được. Tịnh mạch sẽ dần giãn và mờ đi sau một vài tuần thực hiện.
– Dùng Laser: tia Laser sẽ được dùng để phá các tĩnh mạch nhỏ. Bệnh nhên khi phẫu thuật bằng phương pháp này có thể xuất viện trong này, phục hồi nhanh, ít đau và không để lại sẹo.
– Microsclerotherapy: Tiêm một lượng hóa chất lỏng vào tĩnh mạch bị giãn để làm đóng kín chúng.
– Cắt đốt trị liệu: Gần chỗ giãn tĩnh mạch bác sĩ sẽ cắt một vết nhỏ rồi đưa ống thông vào tĩnh mạch. Tĩnh mạch sẽ được đóng lại nhờ một thiết bị ở đầu ống.
– Phẫu thuật nội soi: Cách này chỉ được sử dụng khi tĩnh mạch làm lở loét da.
– Phẫu thuật tĩnh mạch: Với những tĩnh mạch đã lớn, bác sĩ phải thực hiện cách này để loại bỏ chúng, bệnh nhân sẽ được gây mê và bác sĩ sẽ thắt và cắt đi phần tĩnh mạch đã giãn ấy. Sẽ mất khoảng 1-4 tuần để bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật.
3/ Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch bằng việc mang vớ y khoa – vớ ép (còn gọi là tất tĩnh mạch)
Đối với một bệnh nhân mới bị suy giãn tĩnh mạch thì đây là biện pháp điều trị đầu tiên. Nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang phương pháp khác. Vớ y khoa có tác dụng bó ép hai chân, giúp máu lưu thông tốt hơn trong các tĩnh mạch và cơ chân. Bác sĩ khuyên rằng cứ sau mỗi 2 giờ mang ta lại cởi ra rồi mang lại, lưu ý không mang vớ khi đi ngủ và không nên sử dụng vớ y khoa cho bệnh nhân đái tháo đường. 6 tháng nên thay vớ một lần.
Ngoài ra các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nên bổ sung chất xơ và vitamin C, B, E, vì chúng sẽ giúp làm mạnh các tĩnh mạch, hạn chế được việc tĩnh mạch bị giãn.
(Theo Vnexpress)