Trẻ bị thừa cân béo phì là một tình trạng phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bệnh gây ra những ảnh xấu đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ nhỏ. Chính vì vậy mẹ cần biết cách chăm sóc hợp lý và khoa học để giúp trẻ lấy lại vóc dáng và sống lành mạnh.
Điều kiện kinh tế ngày một phát triển, đời sống con người được nâng cao và cải thiện. Nhiều bậc cha mẹ có quan niệm cho con ăn nhiều để có lực ngay từ nhỏ, cách làm này vô tình tạo thành thói quen ăn uống không khoa học đối với con trẻ. Nhiều bé còn nhỏ nhưng có khẩu phần ăn vượt xa người lớn, trẻ đòi ăn rất nhiều và chưa có ý thức về nguy cơ mắc bệnh béo phì. Mẹ là người thân thiết nhất, trực tiếp chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ cho con vì vậy cần biết cách chăm sóc và kiểm soát dinh dưỡng cho trẻ bị béo phì thích hợp nhất.
Cho trẻ vận động nhiều hơn.
Trẻ nhỏ ngày nay có thói quen sử dụng đồ công nghệ nên rất lười vận động. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị thừa cân do ít vận động, mỡ thừa tích trữ lại nhiều trong cơ thể. Vì vậy mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng đồ công nghệ, cho bé tập một số môn thể thao (bóng đá, bơi lội,…) và khuyến khích bé vận động nhiều hơn trong ngày.
Thiết lập chế độ ăn khoa học cho trẻ thừa cân.
Mẹ cần tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng phù hợp với từng độ tuổi của con và nguồn dinh dưỡng tốt nhất cung cấp trong bữa ăn của trẻ thừa cân.
Để giải quyết tình trạng thừa cân đối với trẻ nhỏ, mẹ nên hạn chế tinh bột. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu năng lượng cần thiết giúp cơ thể khỏe khoắn.
Chế độ ăn đối với trẻ bị béo phì cần phải hợp lý, điều độ, không để trẻ quá đói. Vì trẻ quá đói sẽ ăn nhiều gấp đôi bình thường và làm phản tác dụng mong đợi.
Mẹ phải kiểm soát mức độ tăng cân của trẻ, đồng thời cũng tránh tình trạng giảm cân quá nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con trẻ.
Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh.
Rau quả và trái cây không chỉ cung cấp các vitamin có lợi cho cơ thể mà còn cung cấp chất xơ hạn chế khả năng béo phì. Chất xơ tạo ra cảm giác no và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp hạn chế và kiểm soát lượng đường trong máu nên không tạo ra lượng mỡ dự trữ. Chất xơ làm tăng tốc độ vận chuyển và tiêu hóa thức ăn trong ruột nên hạn chế sự hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Cho trẻ uống đủ lượng nước và sữa mỗi ngày.
Nên cho trẻ uống đủ lượng nước (1,5 – 2 lít) mỗi ngày sẽ giúp cơ thể của bé thanh lọc, điều hòa các chất trong cơ thể và kiểm soát năng lượng hiệu quả.
Trẻ có dấu hiệu thừa cân béo phì mẹ nên cho bé uống các loại sữa không đường. Tránh cho trẻ uống sữa đặc có đường, nếu trẻ nhỏ chỉ nên cho bé bú sữa mẹ.
Vinh Phúc (t/h)