Mệt mỏi khi mang thai là tình trạng rất phổ biến, thường xuất hiện nhiều nhất trong 3 tháng đầu tiên và những tháng cuối của thai kỳ. Vào từng thời điểm, giai đoạn sự mệt mỏi của bà bầu có thể do những nguyên nhân khác nhau gây nên.
Dưới đây là những mệt mỏi khi mang thai bà bầu cần biết.
1.Mệt mỏi trong 3 tháng đầu thai kì.
3 tháng đầu thai kì là giai đoạn khó khăn nhất và mệt mỏi nhất đối với các mẹ bầu.
– Ốm nghén là tình trạng phổ biến nhất trong 3 tháng đầu, khiến chị em có cảm giác mệt mỏi và kiệt sức. Nôn và buồn nôn là biểu hiện đặc trưng của ốm nghén, kèm theo đó là cảm giác nhạy cảm với mùi thức ăn ở phụ nữ mang thai giai đoạn đầu. Để khắc phục mẹ bầu hãy chia nhỏ 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày; tránh những loại thức ăn có mùi tanh khiến bạn cảm thấy buồn nôn và thực phẩm nhiều chất béo, đồ chiên dầu mỡ; cho gừng vào các món ăn sẽ giúp bà bầu hạn chế buồn nôn, hoặc có thể uống trà gừng vào mỗi sáng.
– Sự gia tăng hooc môn progesterone trong 3 tháng đầu thai kì khiến hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động chậm hơn bình thường và gây nên chứng táo bón. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu mệt mỏi.
– Quá trình hình thành thai nhi trong 3 tháng đầu làm tiêu hao nguồn năng lượng của cơ thể người mẹ. Chính vì vậy mẹ bầu có thể cảm thấy đau đầu và choáng váng.
2.Mệt mỏi trong khoảng thời gian 3 tháng giữa thai kì.
Khoảng thời gian này cơ thể mẹ bầu đã dần thích nghi với sự xuất hiện của em bé trong bụng, đây là giai đoạn thoải mái nhất trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, bà bầu vẫn cảm thấy mệt mỏi và lo lắng.
– Thai nhi trong bụng đang bắt đầu lớn dần, gây ra áp lực đối với dây chằng quanh vùng bụng dưới. Vì vậy mẹ bầu sẽ cảm thấy đau nhói và đôi khi cơn đau còn trở nên nặng hơn.
– Những lo lắng luôn là điều thường trực trong đầu của các mẹ bầu, nào là lo lắng về sự phát triển của thai nhi, những nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng xấu đến con… Đôi khi chỉ vì mẹ bầu quá lo lắng nên tự khiến bản thân mệt mỏi, bất an.
– Thai nhi trong bụng mẹ ngày một lớn hơn, kéo theo đó là sức ép lên lồng ngực và phổi cũng tăng lên khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở nhiều hơn.
3.Mệt mỏi trong trong khoảng thời gian 3 tháng cuối thai kì.
Bước vào 3 tháng cuối thai kì bà bầu trở nên nặng nề hơn hẳn đồng thời cảm giác mệt mỏi cũng tăng lên gấp bội phần.
– Trọng lượng của thai nhi trong bụng mẹ chính là áp lực lớn gây ra những cơn đau lưng khó chịu. Đôi khi đau lưng còn khiến mẹ bầu mất ngủ và mệt mỏi hơn.
– Hiện tượng phổ biến nhất trong những tháng cuối của thai kỳ chính là phù nề. Tuy không gây ảnh hưởng đối với thai nhi nhưng lại khiến mẹ bầu cảm thấy bất tiện và mệt mỏi.
– Mặc dù bà bầu đã biết ngày dự sinh nhưng vẫn luôn lo lắng không yên về ngày em bé chào đời. Bên cạnh đó còn là nỗi sợ phải trải qua quá trình vượt cạn đau đớn tạo áp lực tinh thần cho các mẹ bầu.
Kim Thúy (t/h)