Tiếp tục dẫn kim ngạch cao từ đầu năm đến nay, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Cămpuchia , Hàn Quốc, Đài Loan… là những thị trường chính xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam.
Đứng thứ hai là Nhật Bản với kim ngạch 54,3 triệu USD, tăng 40,75% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, tuy không đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong nửa đầu năm, chỉ đạt 9,2 triệu USD, nhưng thị trường Ấn Độ lại có sự tăng trưởng vượt bậc (tăng 1469,07%) so với cùng kỳ.
Được biết, cuối tháng 5 vừa qua, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng đề xuất mức thuế xuất khẩu áp dụng cho phôi thép và sản phẩm thép xuất khẩu là 3% với lý do lợi nhuận của ngành thép có được do hưởng lợi từ giá điện thấp 10-15 USD/tấn (214.000- 321.000 đồng/tấn). Số liệu này được Bộ Tài chính căn cứ vào giá điện tính đủ để EVN không lỗ là 1.777 đồng/KWh thay vì 1.242 đồng/KWh trong năm 2010.
Với đề xuất này thì Hiệp hội Thép phản đối việc tăng thuế xuất khẩu thép. Theo Hiệp hội, việc tăng thuế 3% đối với xuất khẩu sản phẩm thép sẽ khiến các doanh nghiệp không ổn định được kế hoạch sản xuất kinh doanh và làm nản lòng các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành thép.
Thực tế, theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), trong cơ cấu giá thành sản phẩm thép thì giá điện góp phần không nhiều. Nếu xét theo giá điện bình quân năm 2010, giá điện chỉ chiếm 0,62% đối với ống thép hàn; 0,77% với thép cán xây dựng; 0,91% với thép lá cán nguội và cao nhất là 5,14% với phôi thép. Còn nếu theo giá điện tính đủ (1.777 đ/KWh) để ngành điện không lỗ, các tỷ lệ tương ứng là 0,89%, 1,11% , 1,3% và 7,35%.
Theo VSA, mức lãi trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thép không hoàn toàn phụ thuộc vào giá điện thấp hay cao
Ngoài ra, VSA cũng cho rằng, trong tình trạng ngành thép đang dư thừa cả công suất lẫn sản lượng, xuất khẩu sản phẩm thép là cần thiết. Thêm vào đó, tình trạng đầu tư không tuân thủ quy hoạch Thủ tướng duyệt tháng 9/2007 làm cho công suất các nhà máy hiện tại đã vượt xa nhu cầu thị trường trong nước.
Ngày 27/7/2011, Bộ Tài chính cho biết quan điểm sẽ không đánh thuế xuất khẩu 3% đối với thép xây dựng và 5% với xi măng như trước đây đề xuất lên Chính phủ.
Lý do, hiện DN hai ngành này đều gặp khó khăn trong bối cảnh lãi suất vay tăng cao, nhiều dự án cắt giảm khiến thị trường thép bị thu hẹp. Do vậy, lượng thép và xi măng bị tồn đọng có thể được xuất khẩu để hỗ trợ DN trong lúc này.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép VN, cho hay hiện lượng thép tồn đọng từ đầu năm đến nay khoảng 420.000 tấn, cao gấp đôi so với những năm trước. Cả năm 2010, VN xuất khẩu 160.000 tấn thép thành phẩm, còn sáu tháng đầu năm nay là 80.000 tấn.