Tuy nhiên, các thiết bị được tự sáng chế ra chưa đảm bảo các yêu cầu về an toàn, dễ gây tai nạn lao động, nhiều trường hợp dẫn tới tử vong.
Lý giải điều này, nhiều chuyên gia cho rằng, nhiều loại máy nông nghiệp – may nong nghiep tiềm ẩn những nguy cơ về tai nạn lao động. Khi chế tạo, nhà sản xuất chỉ qua tâm, làm sao để cỗ máy vừa gọn nhẹ, vừa ít tốn kém, để hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường… nên đã bỏ qua hoặc coi nhẹ yếu tố an toàn. Hiện nay, một trong những điều thường gặp nhất là thiếu bao che cho các bộ phận truyền động và các vị trí có thể gây mất an toàn lao động. chẳng hạn như các bộ phận truyền động đai, truyền động xích, truyền động bánh răng ở những vị trí rất gần với người vận hành lại không có thiết bị che chắn an toàn. Có những máy dùng một động cơ cho 3-4 tầng puli đai, nhưng cũng không thiết kế bao che như máy bóc vỏ lạc, máy bóc vỏ hạt tiêu…
Trung tâm Phát triển cơ điện nông nghiệp cho biết, trong điều kiện về kinh tế, kỹ thuật và những điều kiện sản xuất về nông nghiệp ở nông thôn nước ta hiện nay, các thiết bị cải tiến, tự chế ngày càng nhiều. Hầu hết công đoạn, kỹ thuật, trình tự lắp ráp và thiết bị đều là do tự tìm tòi, tự nghĩ ra, không hề có một quy trình hay một sự đảm bảo về an toàn. Ngay cả những máy móc được bày bán trên thị trường cũng vẫn còn thiếu những cảnh báo về những rủi ro có thể xảy ra với người sử dụng.
Tuy nhiên, Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thuỷ sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết, cục được giao thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm thiểu tai nạn lao động, nhưng do kinh phí hạn hẹp nên từ năm 2006 đến nay mới chỉ triển khai ở phạm vi thí nghiệm nhỏ của một số trang trại và khu vực trồng trọt. Mặc dù hiện nay đã có đề án thí điểm đào tạo 1.000 người ở 10 tỉnh về kiến thức, kỹ năng sử dụng máy móc trong nông nghiệp, nhằm hạn chế tai nạn lao động, tuy nhiên, đề án hiện vẫn đang chờ… duyệt!
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Nhà nước nên có chương trình giúp những "nhà nông làm khoa học" được tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, phổ biến kiến thức khoa học để bù đắp vào những chỗ còn trống về kiến thức cho người sáng chế và người sử dụng. Đồng thời, cần siết chặt hơn quy trình kiểm định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nếu các thiết bị máy móc không đảm bảo an toàn, không có cảnh báo nguy cơ rủi ro… thì tuyệt đối không cấp phép lưu hành.