Vài năm gần đây, thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) trong nước có nhiều tín hiệu đáng mừng do có sự phát triển rất nhanh về số lượng và chất lượng. Ngày càng có nhiều mặt hàng được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Pháp, Canada và nhiều nước châu Á khác.
Sân chơi của hàng Việt
Trên thị hiện nay, các Cong ty vat lieu xay dung nội như Gạch men Thanh Thanh, Đồng Tâm, Mỹ Xuân, Gạch ngói Đồng Nai, Sứ vệ sinh Thiên Thanh, Nhựa Bình Minh… đã và đang được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ chất lượng cao và giá cả hợp lý. Trong đó, các sản phẩm như gạch ceramic, ngói, đá granit… dần dần thay thế hàng ngoại nhập.
Thực tế cho thấy, hầu hết những thiết bị, công nghệ sản xuất VLXD được nhập vào VN trong vòng hơn 10 năm trở lại đây đều là các loại hiện đại từ nhiều nước như Ý, Đức, Nhật, Hàn Quốc nên chất lượng hàng VLXD trong nước không hề thua kém so với hàng ngoại nhập. Theo một số chủ cửa hàng kinh doanh VLXD trên đường Lý Thường Kiệt (Q11), hàng nội không chỉ có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, mà còn cạnh tranh có hiệu quả với hàng ngoại nhập, giá cả ngày càng giảm.
Theo thông tin thị trường, một trong những mặt hàng có sự cạnh tranh và giảm giá nhiều nhất chính là gạch ốp lát (gạch men). Trước đây 1 năm, nếu mua gạch men người tiêu dùng phải mất 60.000 – 70.000 đ/m2 thì hiện nay chỉ còn khoảng 45.000 – 60.000 đ/m2, quy cách, mẫu mã phong phú và đẹp hơn trước rất nhiều. Một điều đáng ghi nhận nữa là kích thước gạch cũng ngày một lớn hơn, phổ biến hiện nay là 30cmx30cm, 35cmx40cm, 50x50cm, thậm chí là 80cmx80cm… giúp cho việc thi công nhanh hơn, tiết kiệm hơn.
Song song đó, các mặt hàng như gốm sứ vệ sinh, vòi nước, ống nước cũng giảm mạnh 10%-15% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thương hiệu VLXD trong nước đã có cuộc chạy đua về thiết kế mẫu mã, giảm giá, tăng chất lượng ngang hàng với hàng ngoại nhập nên ngày càng chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Gia tăng xuất khẩu
Việc xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu có uy tín trên thị trường VLXD đã tạo ra một hướng cạnh tranh tích cực, đồng thời cũng đẩy lùi được nạn hàng trôi nổi, kém chất lượng.
Nhờ có sự đầu tư lớn cho việc lắp đặt các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại mà rất nhiều nhà máy sản xuất gạch men hiện nay như Thanh Thanh, Vitaly, Thạch Bàn… đã có công suất đạt 5-7 triệu m2/năm, tốc độ tăng trưởng luôn đạt 20% – 30%/năm.
Điều này chứng tỏ, ngành VLXD của VN ngày càng lớn mạnh, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu trong nước và đủ sức cạnh tranh với hàng của một số nước trong khu vực ASEAN.
Đặc biệt, thời gian gần đây, nhiều thương hiệu VLXD của VN đã được thị trường các nước ưa chuộng. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp sản xuất VLXD trong nước có kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước như Gạch men Thanh Thanh (trên 500.000 USD), Đá Phước Hòa (300.000 USD), Gạch ngói Đồng Nai (400.000 USD). Đây thật sự là một cơ hội tốt mở ra cho các doanh nghiệp VLXD gia tăng xuất khẩu và phát triển bền vững, ổn định.
Nhìn chung, thị trường vật liệu công trường gồm: Cọc, Bê tông, Cát, Phụ gia, Ván khuôn – Cốp pha, Xi măng, Vôi & vữa, Vật liệu công trường khác và vật liệu kết cấu như: Gạch, Sắt & Thép xây dựng, Vật liệu mái, Đá & Sỏi, Kết cấu thép, Gỗ, Kính xây dựng, Vật liệu nhựa xây dựng, Vật liệu, kết cấu khác của các công ty VN ngày càng được người Việt ưa chuộng.
Theo: vietbao