Hoặc đem nhung hơ lửa cho sạch lông, lấy mảnh thủy tinh cạo sạch, dùng vải bọc xung quanh, rồi lấy rượu nóng dội vào những lỗ ở dưới đến khi nhung mềm thì ép cho phẳng, phơi khô là được.
Nhung hươu cần được chế biến ngay, vì để lâu nhung sẽ bị thối, hỏng. Khi dùng, tẩm nhung vào rượu cho mềm, thái mỏng, sấy khô, tán bột.
Nhung hươu – nhung huou chứa 52,5% protid, 2,5% lipid, chất keo (keratin), 34% muối khoáng gồm canxi và amoni dưới dạng photphat, carbonat, sắt, magiê, chất đạm và một chất nội tiết tố (hormon) gọi là lộc nhung tinh.
Trong y học cổ truyền, nhung hươu có tên thuốc là lộc nhung, có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí, cường tinh, chữa suy nhược thần kinh, yếu sinh lý, liệt dương, di tinh, đau lưng, mồ hôi trộm… Thuốc thường được dùng dưới dạng bột, viên hay ngâm rượu. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:
– Nhung hươu 30g, tán thành bột mịn, dâm dương hoắc 15g, sắc lấy 50ml nước. Mỗi lần uống 0,5-1g bột nhung hươu với nước sắc.
– Nhung hươu 30g, hạt tơ hồng 50g, hồi hương 15g, quả cật dê 1 đôi. Nấu cật dê chín nhừ với rượu, nghiền nát rồi trộn đều với bột các dược liệu làm thành viên 9g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên với rượu hâm nóng hoặc nước sôi pha muối.
Nhung hươu còn được chế biến thành thuốc tiêm rulodin (biệt dược của Nhật Bản) để điều trị các rối loạn về sinh lý của nam giới.