"Đơn điệu, buồn tẻ! Nghề này là vậy, chẳng có gì vui đâu!" – Hiền, vệ sĩ một Cong ty bao ve chuyen nghiep lớn nhất nhì thành phố, bộc bạch khi chúng tôi đòi nghe những chuyện vui buồn trong đời vệ sĩ của anh.
Theo anh, làm nghề này, riết rồi những thói quen trong công việc cũng nhiều lúc "bị ứng dụng" một cách rất tự nhiên vào trong cuộc sống đời thường. Đến bất cứ chỗ nào, cặp mắt cũng láo liên để quan sát cách ăn mặc của người này, từng cử chỉ của người nọ. Những hôm không có ca trực, tranh thủ đi chơi với vợ, đến chỗ đông người – như một phản xạ quen thuộc – việc đầu tiên của anh là đảo mắt tìm… chuông báo động, bình chữa cháy, lối thoát hiểm! Vậy đó (dù không hề cố ý), an toàn vẫn là ưu tiên số một. Chuyện vui vẻ tính sau!…
Anh T., nhân viên công ty A, cho biết, đề phòng những trường hợp người cai nghiện đói thuốc "làm ẩu", anh phải theo sát nhất cử nhất động của họ. Đến nỗi, lúc người cai nghiện đi tiểu, anh cũng phải đứng canh bên ngoài toalet! Nhưng giới bảo vệ nhận xét, theo nghề này, "nhẫn" nhất là những người làm việc trong các khách sạn, nhà hàng; còn "liều" nhất là những người làm trong các quán bar, vũ trường, sàn nhảy. Làm nhà hàng phải cực "nhẫn" vì phải chiều lòng hai tầng "thượng đế"; còn làm trong các quán bar, vũ trường, khó tránh những nguy hiểm đến tính mạng!
Có vẻ xương xẩu như thế, nhưng nghề vệ sĩ khá "hút hàng" trong vài năm gần đây. Càng ngày, càng có thêm nhiều doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này ra đời. Theo đó, đông đảo lao động, nhất là giới trẻ, nô nức tham gia. Hầu như các công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ đều có quy trình tuyển dụng người na ná nhau. Trẻ, khỏe, thể hình tốt – đó là điều kiện cần để "đóng" tên mình vào những lớp chiêu sinh vệ sĩ. Qua vòng sơ tuyển, các ứng viên sẽ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp theo một giáo trình riêng. Trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng, các vệ sĩ tương lai sẽ được trang bị một số "vốn" căn bản, từ trình độ võ thuật đến những kiến thức tổng quan về luật (Luật Lao động, Luật Hình sự…) tác phong làm việc (cách viết báo cáo, ghi chép điều tra, thẩm vấn; cách sử dụng các loại máy thông tin; rèn luyện trí nhớ); phương pháp phòng chống trong những trường hợp cụ thể; cách bảo vệ, tự vệ, sơ cấp cứu, phòng cháy, chữa cháy… Thế vẫn chưa ổn đâu. Xong khóa đào tạo, các học viên này sẽ được phân công về các nhà máy, công trường, công ty, xí nghiệp, cao ốc… để thực nghiệm. Qua kỳ sát hạch, trở thành nhân viên chính thức của công ty, lúc ấy, mới được gọi là vệ sĩ – tức là một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp.
Chắc sẽ có nhiều người bảo: sự việc đó cũng chưa có gì ghê gớm! Nhưng nếu đặt trong bối cảnh nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ đang bộc phát (chưa chắc đã được kiểm soát chặt chẽ!) như hiện nay, trong khi chưa có một quy định nào khả dĩ hướng dẫn cặn kẽ cho các doanh nghiệp hoạt động (ngoài Nghị định 14, 47 của Chính phủ và Thông tư 07 của Bộ Công an), chưa có những chế tài thật nghiêm minh để xử lý những trường hợp vi phạm… cộng với ảo tưởng về một thứ quyền lực mơ hồ có được do tác phong "oai vệ" và công việc đặc biệt của mình tạo ra, một bộ phận vệ sĩ đã hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp như thế. Bên cạch đó, thực tế đã có việc một số doanh nghiệp thành lập nhưng không hoạt động được và tự tiện chuyển giao tư cách pháp nhân cho người khác, cũng như khâu tuyển chọn và quản lý nhân viên của nhiều công ty chưa thật chu đáo, kỹ càng. Giả dụ, nếu có những đối tượng xấu trà trộn, lợi dụng hoạt động làm ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự thì sao? Rõ ràng, nếu không kiểm soát được đây sẽ là một lực lượng bảo kê, vô tình có được sự tiếp tay của Nhà nước. Điều đó thật nguy hiểm khôn lường.
Nguyên thủy, nghề vệ sĩ ra đời không chỉ nhằm mục đích kinh doanh. Và dù khá mới mẻ nhưng từ lúc xuất hiện đến nay, nghề vệ sĩ đã góp phần không nhỏ trong phong trào bảo vệ anh ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác… Đã có những tấm gương người tốt việc tốt là vệ sĩ – ngăn chặn những vụ móc nối trộm cắp trong các khu chế xuất, truy bắt tội phạm cướp giật, nhặt được của rơi trả người bị mất,… Đặc biệt điển hình như gương nhân viên Công ty Đ.N.A dũng cảm cứu hơn 300 người thoát chết trong vụ cháy ITC. Đó là những hạt nhân tích cực trong phong trào giữ gìn bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội rất đáng khen ngợi. Chắc chắn họ làm việc đó vì không chỉ mình vai u thịt bắp, có dùi cui, nón két, roi điện, bộ đàm…
Ai đó đã nói rằng người vệ sĩ hiện đại cần phải biết cách quên để nhớ nhiều thứ. Nhưng có một thứ họ không thể quên đó là đạo đức và lối hành xử có văn hóa, ít nhất cũng là tối thiểu của một người bình thường. Trong nhiều giáo trình huấn luyện của các công ty vệ sĩ đều có nhắc: "Bạo lực, võ thuật chỉ là phương tiện tự vệ cuối cùng". Bài học thật hay, nhưng không hiểu đặt trong tình trạng nghề kinh doanh bảo vệ còn tranh tối, tranh sáng như hiện nay, liệu nó có hiện diện được suốt mỗi thời khắc trong đời người vệ sĩ?