Một thực tế là khách hàng khi mua dien thoai cu đều có chung tâm trạng băn khoăn về chất lượng của máy. Trong quá trình khảo sát trên phố Đặng Dung, Hà Nội, phóng viên nhận thấy có rất nhiều khách hàng đến bảo hành hoặc đổi, hoặc trả lại hàng dù chỉ mua cách đó một tháng, có khi một tuần, hoặc thậm chí một ngày. Chị Hồng Hạnh, một khách hàng "mới toanh" của phố Đặng Dung cho biết, chị vừa mua điện thoại hôm trước, hôm sau đã phải mang đến đổi. Chiếc Nokia N80i trị giá 1,6 triệu đồng của chị sạc pin cả ngày mà không có tín hiệu vào điện. Mang đi đổi, chủ cửa hàng nhất định không đồng ý với lý do cửa hàng không chịu trách nhiệm về những máy hết hạn bảo hành. Đôi co mãi, chị cũng được thay pin cho máy còn lại, chị Hạnh phải tự bỏ tiền ra sửa trong khi chiếc máy trông còn khá mới.
Một lời khuyên không mới nhưng chưa bao giờ cũ cho những người có nhu cầu là hãy tìm hiểu kỹ các chức năng, đặc biệt là phần Main máy trước khi mua. Nếu vẫn "lực bất tòng tâm", hãy nhờ một người am hiểu về điện thoại xem giúp.
Chú ý khi mua điện thoại cũ
Khi mua máy cũ, bạn nên kiểm tra chức năng nghe gọi của máy xem có chuẩn không, máy có bị rè khi nghe, gọi không.
Kiểm tra sạc pin, nếu có hiện tượng nóng máy và chập thì điện thoại không còn tốt nữa.
Với điện thoại có chức năng chụp hình và nghe nhạc, người dùng cần chú ý nếu máy không còn tốt thì màn hình nhập nhòe và khi chụp ảnh thường báo hiệu lỗi xem trước. Máy như vậy thường có dấu hiệu hỏng cáp (đặc biệt là các dòng máy gập của Samsung, như E700, E745, D500…)
Đối với điện thoại có thẻ nhớ, bạn nên kiểm tra kỹ càng xem máy có nhận thẻ hay không, loa nghe nhạc có tốt không.
Các dòng máy cũ, lâu đời cũng hay có hiện tượng khi đang gọi thì mất tín hiệu và máy báo tít tít.
Bạn cũng nên chú ý tới giá cả, tham khảo giá mới với giá cũ xem có phù hợp hay không.
Không nên chỉ căn cứ vào tem dán trên điện thoại vì hiện nay tem giả khá nhiều.
Ngoài ra cũng nên kiểm tra main máy xem có trùng với vỏ máy không, bằng cách bấm *#06#…
Theo: sohoa.vnexpress