HTML5 cho phép tạo ra các trang web có thể hoạt động tốt trên nhiều trình duyệt khác nhau của bất kỳ thiết bị nào. Không những vậy, HTML5 còn đem đến cho người dùng những trải nghiệm về tốc độ truy cập web nhanh hơn, tốt hơn, tài nguyên phong phú hơn.
Hiện nay, công nghệ dành cho thiết bị di động ngày càng phát triển. Nếu như trước đây, bạn phải dùng chiếc máy tính để bàn (MTĐB) cồng kềnh cùng trình duyệt web IE (Internet Explorer) để lướt web, thì giờ đây với máy tính xách tay (MTXT), điện thoại thông minh (ĐTTM) cùng rất nhiều trình duyệt khác (Firefox, Opera…) bạn có thể dễ dàng lướt “net” ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên với các thiết bị, trình duyệt web khác nhau, nội dung hiển thị trên màn hình sẽ khác nhau. Chẳng hạn, trên máy tính bạn xem trang web này rất tốt, nhưng trên ĐTTM thì giao diện và cấu trúc trang bị xáo trộn. Hay bạn có thể xem phim rất tốt với IE nhưng với Firefox thì không.
HTML5 cho phép nhà
thiet ke website, lập trình web tạo ra các trang web có thể hoạt động tốt trên nhiều trình duyệt khác nhau của bất kỳ thiết bị nào – từ MTĐB, MTXT cho đến ĐTTM. Không những vậy, HTML5 còn đem đến cho người dùng những trải nghiệm về tốc độ truy cập web nhanh hơn, tốt hơn, tài nguyên phong phú hơn.
HTML5 vẫn giữ lại các cấu trúc cơ bản như <HEADER>, <FOOTER>, nhưng được bổ sung các phần tử mới, chẳng hạn <CANVAS>, <AUDIO>.
Các phần tử trong cấu trúc mới
• <HEADER>: chứa thông tin giới thiệu của một phần hay một trang hoặc bất cứ thông tin gì của tiêu đề tài liệu hay tiêu đề nội dung của một bảng.
• <NAV>: chứa đường liên kết đến trang khác hoặc phần khác trên cùng trang, không nhất thiết chứa tất cả liên kết, chỉ cần đường chuyển hướng chính.
• <SECTION>: đại diện cho một phần tài liệu hay ứng dụng, cách thức hoạt động tương tự <DIV>.
• <ARTICLE>: đại diện một phần của trang, có thể đứng độc lập, chẳng hạn blog post, forum entry… hay bất kỳ thành phần nội dung đứng độc lập nào.
• <ASIDE>: đại diện cho nội dung có liên quan đến phần tài liệu chính hay các đoạn trích dẫn.
• <FOOTER>: đánh dấu không chỉ cuối trang hiện hành mà còn mỗi phần có trong trang. Vì vậy, <FOOTER> có thể dùng nhiều lần trong một trang.
Hình bên dưới sẽ giúp bạn thấy rõ hơn cấu trúc mới:
<HEADER>, <FOOTER> không chỉ đại diện cho phần đầu, phần cuối của trang hiện hành, mà còn là đại diện phần đầu, phần cuối của một phần tài liệu, hơn nữa, bạn có thể dùng <THEAD>, <TFOOT> trong các bảng dữ liệu. Việc sử dụng cấu trúc với các phần tử mới này giúp việc lập trình thuận tiện hơn.