Thông thường khi những thiết bị này hỏng thì chi phí sửa chữa khá cao. Rất nhiều trường hợp, người tiêu dùng bị qua mặt vì các nơi sửa chữa hay "vẽ vời". Bạn hoàn toàn có thể phát hiện ra những bất thường đó và khắc phục chúng.
Với các thiết bị điện lạnh – thiet bi dien lanh
- Máy lạnh treo tường
- Máy lạnh tủ đứng
- Máy lạnh áp trần
- Máy lạnh âm trần
- Tủ lạnh
- Tủ đông
- Tủ mát
- Máy nước nóng
khi bị hư hỏng thì bạn nên chú ý những điểm sau:
– Kiểm tra xem nguồn điện cung cấp có ổn định không. Có nhiều nơi điện áp xuống dưới mức cho phép nên những thiết bị này hoạt động chập chờn. Các thành phần quan trọng của máy rất dễ bị hỏng nếu bộ phận điều khiển là IC vi xử lý, đặc biệt là các loại máy có dùng bộ vi xử lý nhưng không có chức năng ngắt điện lúc điện áp xuống quá ngưỡng.
– Lắp CB (circuit breaker) để bảo vệ lúc thiết bị có sự cố như quá dòng, đoản mạch là điều rất cần thiết. Nên chọn loại CB có cường độ không cao quá, để khi lốc (block) máy bị đứng do áp suất nén không cân bằng thì CB sẽ ngắt điện. Nếu điện áp ở đầu vào CB là một số liệu nào đó (ví dụ là 220V) mà đầu ra lại là một số đo khác (giả sử là 200V hay 210V) thì chắc chắn những mặt vít tiếp điện của CB đó đã bị mòn, rỗ do đánh lửa lúc khởi động máy.
– Những hư hỏng như đứt bóng đèn thắp sáng ở tủ lạnh, tủ cấp đông bạn có thể tự thay. Khi tháo bóng cũ cũng như lắp bóng mới, chúng ta nên cắt điện nguồn vào máy để cho an toàn.
– Tụ khởi động (starting capacitor) bị yếu, rò rỉ. Có thể cảm nhận được bằng độ rung của block khác thường, sờ ngoài vỏ block sẽ thấy rất nóng. Bạn có thể tự thay nó, giá một tụ điện mới chỉ từ 20.000-50.000 đồng.
– Khi block máy hoạt động bất thường, lúc êm lúc rung mạnh. Hư hỏng này khác với trường hợp tụ điện bị rỉ vì tụ rỉ thì block sẽ gầm gừ liên tục. Gặp trường hợp như vậy, bạn nên hỏi vài nơi để xem ý kiến của họ có giống nhau không. Đừng nên vội vã mang máy đi sửa ở cửa hàng thiết bị lạnh – thiet bi lanh đầu tiên.