Vào khoảng giữa tháng 4/2011, đã có những dấu hiệu đầu tiên giảm giá tại khu vực phía Tây. Như một bài bản có sẵn, nếu vào tháng 4-5/2009 khu vực này là điểm khởi phát của con sóng BĐS Hà Nội thì đó cũng là kẻ khơi mào cho đợt rớt giá. Từ mức 55-60 triệu đồng/m2, đất Kim Chung – Di Trạch đã có một cú rơi thẳng đứng gần 20 triệu đồng/m2 chỉ trong vòng một tháng rưỡi.
Tất nhiên không phải khu vực nào ở Hà Nội cũng có mức giảm mạnh như Kim Chung – Di Trạch. Một số nơi giá chỉ giảm nhẹ như Long Biên, Gia Lâm. Nhưng hiện tượng đóng băng toàn bộ hai phân khúc đất nền dự án – dat nen du an và căn hộ cao cấp ở Hà Nội trong hai tháng qua đã cho thấy thị trường BĐS tại đây đang bước vào một giai đoạn mà có ý kiến cho là "khác thường", tức những hy vọng cho một đợt sóng tăng kế tiếp – giá sau cao hơn giá trước – đang dần tàn lụi. Trong đó, Sóc Sơn cũng là một hiện tượng đáng phải bàn đến vì nó có dáng dấp một Ba Vì thứ hai.
Tốc độ giảm của mặt bằng giá mua bán đất nền – mua ban dat nen Hà Nội khá nhanh trong thời gian qua cũng minh chứng cho giả thuyết về một lượng không nhỏ nhà đầu cơ phải bán tháo hàng để trả lãi và vốn cho ngân hàng. Vào năm 2009 và cho đến gần giữa năm 2010, các chuyên gia vẫn khẳng định Hà Nội khác với TP.HCM ở chỗ nhà đầu tư ít dùng "đòn bẩy tài chính", tỷ trọng vay ngân hàng để đầu tư chỉ chiếm chưa đầy 20% trên tổng vốn đầu tư.
Trong khi lượng "kẹp hàng" còn quá lớn như thế, nghịch lý lại xảy ra khi sóng BĐS đã hết đà.
Song từ giữa năm 2010 trở đi thì không thấy số liệu nào xác quyết về sự ít ỏi đó nữa, chỉ biết rằng sóng BĐS càng mạnh thì ngân hàng bung tiền cho vay mượn đầu tư càng nhiều.
Cho đến nay, một số người đang ước có khoảng 30% vốn được dùng để đầu cơ đất và căn hộ cao cấp xuất phát từ vay ngân hàng. Đó cũng là lý do xác đáng giải thích khi sóng BĐS thoái trào, những nhà đầu tư không chịu nổi "nhiệt" đã phải hạ đến 30%, thậm, chí có trường hợp đến 40% giá mua ở đỉnh để tống tiễn "người bạn đường" của họ.