hay tiếng chuông trong thiền môn khi đánh lên đều ngầm có ý là cảnh
tỉnh mọi người nên thức tỉnh tu hành. Mỗi thứ khi sử dụng, đều có pháp
thức riêng. Nội thất chùa ngày nay cũng đa dạng, hòa nhịp vào bước phát triển của đất nước, sản phẩm nội thất chùa gồm: Bàn thờ, Bình phong, Bàn ghế, Tượng phật, Thần tài, trống, mõ chùa
Khác với ngôi đình, ngôi chùa thường nằm kín đáo lẩn khuất sau những lùm cây um tùm. Bước vào cổng chùa là bước sang một thế giới u tịch, biệt lập với những đan xen cành xanh, lá ngả, không khí trong lành, hương thơm quyến rũ. Ánh sáng tán xạ qua đám lá đậm, dát vàng, dát bạc trên mái ngói nâu đỏ phong rêu. Thật là chốn ẩn dật thần tiên cho những linh hồn lạc lối, muốn tìm về nơi xa lánh bụi trần.
Ngôi chùa Việt Nam từ khi ra đời đã gắn kết, hoà nhập trong đời sống tâm linh người Việt với những nhu cầu lễ bái dân gian. Nhưng từ ngàn xưa, con người ta đến chùa không phải chỉ để phụng thờ, dâng cúng, cầu xin, lễ tạ mà còn để xem thanh, vãn cảnh. Chùa còn là chốn tiêu dao cho các bậc văn nhân quân tử, nho sinh, hàn sĩ đến ngâm vịnh, thưởng thức, hoặc thả thơ, tìm tứ cho những áng văn chương bất hủ. Cả những con người không có niềm tin tôn giáo cũng đến chùa để tìm sự yên tĩnh, để quên lãng, để lấy lại sự thư thái trong tâm hồn, hoặc để có cái cảm giác được tha thứ, được che chở, được tẩy gột những bụi bặm trần ai; hoặc nữa, là để sống thật với chính mình.