Chùa Thiên Vươn Cổ Sát là một địa danh quen thuộc đối với khách du lịch. Chùa còn có tên là chùa Phật Trầm hay Chùa Tàu. Chùa do các nhà sư và Phật tử người Hoa xây dựng từ năm 1958 và được xây dựng lại vào năm 1989. Chùa Thiên Vương Cổ Sát thuộc dòng Hoa Nghiêm Tông (Trung Quốc).
Qua cổng tam quan là đến toà Từ bi bảo điện và ngay ở trung tâm này là pho tượng Ðức Phật Di Lặc cao 3m, được sơn son thiếp vàng. Phía sau 3 chiếc đỉnh bằng xi măng là Tòa Quang Minh bảo điện, là công trình kiến trúc chính của ngôi chùa này. Tòa Quang Minh bảo điện này có hình tứ giác, có cạnh 15m và chiều cao 12m. Trên đỉnh mái có hình hai con rồng được sắp xếp theo thế hồi long.
Các đầu đao của 2 tầng mái trên và dưới đều có gắn các cặp lưỡng long vươn đầu ra ngoài. Về nội thất của chùa Tàu, từ lâu đã khá nổi tiếng với 3 pho tượng Tây phương Tam Thánh bằng gỗ trầm hương. Mỗi pho tượng cao 4m, nặng 1.500kg, do Hòa thượng Thọ Dã thỉnh từ Hồng Kông về năm 1958. Ngoài ra, hai bên tường phía trong Quang Minh bảo điện còn có các tranh vẽ phỏng theo các tích Phật.
Trên đỉnh đồi thông phía sau Quang Minh bảo điện là một đài cao 2 tầng. Tầng trên là một pho tượng Phật Thích Ca đồ sộ, cao trên 10m, đang tọa thiền trên đài sen. Còn tầng dưới là nơi nghỉ ngơi cho khách thập phương tới vãn cảnh chùa.
Cùng với Nhà thờ Con Gà, Nhà thờ Domaine de Marie,…và các chùa: Linh Quang, Linh Phước, Thiền Viện Trúc Lâm, Thiền Viện Vạn Hạnh,… tạo nên 1 điểm nhấn đặc trưng riêng của Thành phố Đà Lạt, trong đó chùa Thiên Vương Cổ Sát (chùa Tàu) là một ngôi chùa có rất nhiều nét kiến trúc cũng như Noi that chua in đậm phong cách Trung Quốc. Ðiều đó càng chứng tỏ rằng, mặc dù các hạng mục kiến trúc ở Lâm Ðồng không có khác biệt lớn về phong cách so với kiến trúc cùng loại ở các vùng dân cư khác, nhưng vẫn có thể nhận ra những nét rất riêng của Ðà Lạt ở các công trình kiến trúc này. Trước hết, các kiến trúc này đều chiếm lĩnh những khoảng không gian rộng rãi, cảnh quan khoáng đãng và thường tọa lạc trên những đồi cao, chứ không chen chúc nhau trong những khoảng không gian chật hẹp ở các vùng đô thị.
Theo: NTO